Người bị bệnh tiểu đường có được ăn chuối không?

Tiểu đường có ăn được chuối không trong khi người bệnh cần cân nhắc kỹ lưỡng các chất trong mỗi bữa ăn, nhất là những chất làm tăng isulin. Mặc dù trái cây và rau quả chứa nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu nhưng một số loại có thể khiến lượng đường trong máu tăng đột biến. Chuối – một loại quả ngọt liệu có an toàn cho người bệnh tiểu đường hay không?

Contents

I. Thành phần dinh dưỡng của Chuối

Nhìn chung, chuối chứa ít chất béo bão hòa và natri, giàu chất dinh dưỡng và giàu chất xơ. Chúng cũng là nguồn cung cấp kali quan trọng , một khoáng chất giúp cân bằng lượng natri trong máu. Chuối cũng có một hỗn hợp tốt các chất dinh dưỡng khác, bao gồm:

  • vitamin B6
  • mangan
  • magiê
  • vitamin C
Chuối là loại quả dễ trồng dễ ăn và giàu dinh dưỡng

II. Người bị bệnh tiểu đường có được ăn chuối không?

Trả lời câu hỏi người bị bệnh tiểu đường có được ăn chuối không là có nếu như ăn uống điều độ sẽ tốt. Chuối có rất nhiều loại với kích thước và độ ngọt khác nhau. Chuối cũng dễ trồng và nhanh thu hoạch.

Những người mắc bệnh tiểu đường có thể sử dụng chỉ số đường huyết (GI) để cân nhắc khi lựa chọn các loại thực phẩm, đó là số thứ tự các thực phẩm chứa hàm lượng carbohydrate – làm tăng lượng đường trong máu.

Theo đó, tực phẩm có GI thấp có số điểm từ 55 trở xuống. Những người mắc bệnh tiểu đường có thể thưởng thức những loại đồ ăn đó miễn là họ cân đối kỹ khẩu phần. Chuối có GI thấp. Theo cơ sở dữ liệu GI quốc tế, chuối chín có mức độ GI là 51.

Trong bài viết này, chúng ta cùng thelegionclan tìm hiểu lý do tại sao chuối lại an toàn cho những người mắc bệnh tiểu đường và những lợi ích dinh dưỡng của chuối.

III. Lợi ích của chuối đối với người mắc bệnh tiểu đường

Người bị bệnh tiểu đường có thể ăn chuối với lượng vừa phải, miễn là một người không ăn quá nhiều khẩu phần. Hàm lượng vitamin , khoáng chất và chất xơ trong chuối có thể bổ sung thêm chất dinh dưỡng cần thiết cho những người mắc bệnh tiểu đường.

Năm 2014, các nhà khoa học đã làm thí nghiệm trên 15 người bị tiểu đường loại 2 và 30 người có mức cholesterol cao trong máu của họ ăn 250 hoặc 500 gram (g) chuối vào bữa sáng .

Họ phát hiện ra rằng khẩu phần chuối không ảnh hưởng đáng kể đến lượng đường trong máu sau khi ăn, ngược lại ăn khẩu phần này vào mỗi buổi sáng còn làm giảm đáng kể lượng đường trong máu lúc đói. Tuy nhiên họ cho rằng để có kết luận chính xác thì cần làm nghiên cứu lớn hơn.

Người bị tiểu đường có thể ăn lượng chuối vừa đủ

Năm 2017, một nghiên cứu khác trên 0,5 triệu người cũng khẳng định mặc dù chuối ngọt nhưng có thể giúp người bệnh giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường ngay từ đầu.

Ngoài ra, Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) gợi ý rằng những người mắc bệnh tiểu đường nên kết hợp trái cây vào chế độ ăn uống có kiểm soát, chẳng hạn như ăn một phần trái cây nhỏ hoặc lấy chuối làm món tráng miệng sau khi ăn.

IV. Người bị tiểu đường nên ăn chuối như thế nào sẽ tốt?

Sau khi trả lời được câu hỏi tiểu đường có ăn được chuối không, chắc hẳn nhiều người cũng thắc mắc không biết nên ăn như thế nào với hàm lượng bao nhiêu đúng không? Những lời khuyên sau đây có thể giúp một bạn ăn uống một cách an toàn cả bữa chính lần bữa phụ.

1. Không ăn chuối đã qua chế biến

Người bị tiểu đường đừng ăn chuối đã qua chế biến ví dụ như chuối sấy. Tuy là món ăn vặt khoái khẩu nhưng các nhà máy sấy thường cho thêm nhiều đường hoặc nhiều siro để tăng hương vị của món ăn. Vì thế, chỉ cần nhón một ít bim bim chuối là đã tăng lượng đường trong máu đáng kể rồi.

Ngoài ra, bạn hãy tạo thói quen đọc kỹ nhãn dinh dưỡng và hạn chế hoặc tránh các loại trái cây sấy khô có thêm đường. Chỉ ăn tươi, chưa qua bất kỳ công đoạn sơ chế công nghiệp hay thủ công nào.

2. Kết hợp chuối với nguồn chất béo hoặc protein

Ăn một quả chuối cùng với một nguồn chất béo không bão hòa, chẳng hạn như hạnh nhân hoặc bơ đậu phộng, quả hồ trăn, hạt hướng dương hoặc quả óc chó, có thể có tác động tích cực đến lượng đường trong máu cũng như tăng hương vị.

Một lựa chọn khác cho những người mắc bệnh tiểu đường là kết hợp chuối với một nguồn protein, chẳng hạn như sữa chua Hy Lạp, pho mai,…Điều này sẽ giúp bạn cảm thấy no lâu hơn và giảm cảm giác thèm ăn vặt suốt cả ngày, từ đó sẽ điều chỉnh được lượng đường trong máu.

3. Có thể ăn chuối chưa chín

Chuối chưa chín không thể làm tăng lượng đường trong máu cũng như giải phóng glucose nhanh hơn so với chuối chín. Vì vậy, tuy khó ăn hơn nhưng bạn có thể cân nhắc áp dụng.

Năm 1992, một nghiên cứu trên 10 bệnh nhân tiểu đường để xem xét độ chín của chuối liên quan đến lượng đường trong máu. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng chuối xanh hoặc chưa chín ảnh hưởng đến lượng đường trong máu chậm hơn chuối chín.

Chuối chưa chín chứa nhiều tinh bột hơn so với chuối chín. Cơ thể không thể phân hủy tinh bột dễ dàng như các loại đường ít phức tạp hơn. Điều này dẫn đến lượng đường trong máu tăng chậm hơn, có thể kiểm soát dễ dàng hơn.

4. Ăn chuối với khẩu phần nhỏ

Kiểm soát khẩu phần chuối chắc chắn sẽ giúp người bị tiểu đường kiểm soát được hàm lượng đường trong máu. Bởi vì chuối có nhiều kích thước khác nhau, chọn quả nhỏ hoặc cắt nửa quả ăn ít sẽ hấp thụ ít carbs hơn so với ăn cả quả to.

5. Người bị tiểu đường có thể ăn bao nhiêu quả chuối mỗi ngày?

Người tiểu đường có được ăn chuối không và ăn bao nhiêu quả một ngày còn phụ thuộc vào từng cá nhân, mức độ hoạt động và loại chuối họ tiêu thụ. Bởi vì mỗi người một cơ địa nên khả năng hấp thụ của họ cũng khác nhau. Tốt nhất bạn nên nghe lời khuyên của bác sĩ.

6. Theo dõi lượng carbs

Riêng một quả chuối cỡ trung bình 7–8 inch chứa khoảng 26 g carbs. Bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng sẽ hướng dẫn bệnh nhân cách kiểm soát khẩu phần ăn hiệu quả và kiểm soát lượng chất xơ, protein, chất béo và carbs một cách thiết thực. Bạn cần tuân thủ nghiêm ngặt kế hoạch mà họ đưa ra.

Chuối là một loại trái cây an toàn và bổ dưỡng cho những người mắc bệnh tiểu đường nếu ăn điều độ. Bạn nên chọn chuối tươi, chưa qua chế biến,… Nếu bạn muốn biết nên ăn bao nhiêu/ ngày thì nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn và hướng dẫn cụ thể.

Đọc đến đây chắc không còn ai thắc mắc tiểu đường có ăn chuối được không nữa đâu nhỉ? Phải khẳng định lại rằng tuy đây là một loại quả ngọt chứa nhiều đường nên nhiều người lầm tưởng bị đái tháo đường cần tránh xa nhưng thực tế lại có ích nếu như bạn biết dùng hợp lý.

Rate this post

Add a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *