Vấn nạn game học đường – làm sao để giải quyết triệt để?

Game học đường hiện nay đang là một vấn đề đau đầu của toàn xã hội. Nhiều người cha, người mẹ đã phải rơi nước mắt khi nhìn đứa con mà mình hết mực thương yêu, chỉ vì “game” mà đã hoàn toàn biến thành một người khác. Nhiều thầy cô cảm thấy buồn lòng khi học sinh đứng nhất lớp giờ đây học lực giở tệ. Vậy phải làm sao, để giải quyết triệt để vấn nạn học đường này?

Tại sao game học đường lại trở thành một vấn đề nhức nhối?

Có rất nhiều lí do khiến phụ huynh đau đầu khi con tiếp xúc với game.

Có rất nhiều lí do khiến phụ huynh đau đầu khi con tiếp xúc với game.

Chắc hẳn rằng, rất nhiều tin tức trên báo đài, hay các phương tiện truyền thông đã đưa cho bạn rất nhiều thông tin xoay quanh vấn nạn game học đường. Nhu cầu sử dụng internet ngày càng một gia tăng, học sinh sử dụng mạng ngoài việc tìm hiểu thông tin về việc học là rất lớn, nhất là các em dùng mạng để giải trí rồi “nghiện” đến mê mẩn.

“Cậu bạn học chung cấp ba với mình cũng khép lại cổng trời mơ ước cũng chỉ vì nghiện game. 11 năm liền, bạn ấy là học sinh giỏi, gia đình hoàn toàn đặt niềm tin vào cậu ấy. Thế rồi, chẳng ai biết bạn ấy bén duyên với game như thế nào, bỏ ăn, bỏ học, bán xe đạp cũng để đầu tư vào các game điện tử đấy. Bố mẹ bạn thất vọng, nhưng cũng cố không cho bạn ấy tiếp xúc với game nữa, nhưng mà bạn ấy trèo tường trốn cổng để được tiếp tục chơi. Vay tiền bạn bè, bố mẹ hết cách, cuối cùng thì bạn ấy cũng bỏ học khi vào cuối học kì II.” – Thu Hương, sinh viên Trường Cao đẳng dược Sài Gòn chia sẻ.

Game học đường vốn xuất phát chỉ là những trò chơi giải trí sau giờ học căng thẳng. Do rất nhiều học sinh bị lôi cuốn vào những trò chơi bạo lực như bắn nhau, đua xe,… khiến cho thời gian chơi game dần chiếm hết thời gian học. Một số bạn học sinh còn muốn thử cảm giác mạnh ngoài đời như thế nào, cũng tập đua xe ngoài đường. Một số tin tức giao thông cung cấp cho biết, người tham gia các phương tiện giao thông vi phạm đa phần là các bạn học sinh chưa đủ tuổi. Hay chuyện các em gây chuyện nhau cũng chỉ vì thách đố thắng thua trong game khiến cho game học đường thực sự trở thành một vấn đề nhức nhối.

Làm thế nào để giải quyết triệt để vấn đề này?

Game học đường trở thành vấn đề nhức nhối.

Game học đường trở thành vấn đề nhức nhối.

Nói chơi game xấu, game không tốt thực sự là không phải. Vì hiện nay, rất nhiều nhà mạng cung cấp các trò chơi hay, hấp dẫn giúp các em thực hành kĩ năng nhanh tay, nhanh mắt hay rèn kĩ năng nhận biết. Thực sự game chỉ xấu, khi một số nhà mạng cố tình đưa vào những trò chơi bạo lực, tập trung lớn vào lứa tuổi học đường từ 14 đến 18 tuổi.

Để ngăn cấm con chơi game là điều không thể, nhưng hạn chế con thời gian chơi game là điều bắt buộc cha mẹ nào cũng phải làm. Ngoài việc học ở trường áp lực, cha mẹ hãy lắng nghe con xem con muốn chơi game gì và giúp con lựa chọn đúng những trò game cần chơi. Như thế bạn vừa kiểm soát được thời gian con chơi và cũng biết được con đang chơi loại game gì?

Lam, sinh viên Trường cao đẳng dược Sài Gòn chia sẻ: “Mình đang làm gia sư cho một cậu bé lớp 5. Mỗi lúc học, sau giờ giải lao, bé đều xin phép mẹ và cô cho chơi game, hết giờ nghỉ, bé đặt điện thoại xuống và tiếp tục bài học, nhiều khi tôi thấy khi bé đang chơi trò chơi đoán câu đố và sắp thắng cuộc.”

Câu chuyện mà bạn Lam chia sẻ thực sự đáng để nhiều bậc phụ huynh nên học hỏi. Không chỉ nghĩ rằng, game học đường là xấu và ép, ngăn cấm đánh con tiếp xúc. Thay vì đó hãy hướng cho con hiểu, lứa tuổi con việc học là quan trọng, sau giờ học, con cần giải trí bố mẹ sẽ hướng dẫn con chọn trò chơi đúng với lứa tuổi của mình. Con từ đó cũng có ý thức tự giác hơn.

Các bậc phụ huynh à, game học đường chỉ hoàn toàn xấu khi vượt quá tầm kiểm soát. Mà cái lứa tuổi của trẻ nhỏ bây giờ, càng ngăn cấm, chúng càng tò mò. Hãy là những ông bố, bà mẹ thông thái khi để con tiếp xúc với game.

 

Rate this post