Những dấu hiệu của chứng nghiện game

Game học đường cũng có những lợi ích riêng. Thế nhưng, khi bạn mắc chứng nghiện game, thì hậu quả lại rất khôn lường. Nếu bạn có những dấu hiệu dưới đây, hãy tỉnh táo và cố gắng thoát khỏi nó.

Không thể ngừng chơi game

Những người chơi game với mục đích thư giãn, giải trí sẽ chỉ chơi game trong một khoảng thời ngắn nhất định là sẽ dừng lại hoặc cảm thấy chán, không còn hứng thú. Ngược lại, những người nghiện game lại không thể rời tay khỏi chiếc máy tính hoặc smartphone để cày level, vượt top, làm nhiệm vụ… hàng giờ liên tục mà không biết chán. Một khi đã nhập cuộc, người nghiện game sẽ dường như không còn khái niệm về thời gian và không gian nữa.

Game hiện diện khắp nơi trong cuộc sống

Những hình ảnh của trò chơi luôn xuất hiện trong tâm trí của người nghiện game, đến nỗi lúc ăn hay lúc ngủ cũng luôn mơ mộng về chúng. Ngôn ngữ trong game cũng được các game thủ đưa ra sử dụng ở ngoài đời, ví dụ như “cày”, “buff”, “tanker”…

Bạn Đức, sinh viên Cao đẳng y dược TPHCM chia sẻ: “Đứa bạn cùng phòng mình ngày nào cũng chơi game từ tối tới khuya. Miệng thì luôn nhắc tới game, nhất là khi gặp được những chiến hữu khác. Ngay cả lúc vào nhà tắm nó cũng cầm theo điện thoại để chơi game. Mình nghĩ đây là dấu hiệu bị nghiện game quá nặng rồi!”.

Đối với người nghiện game, thế giới chỉ xoay quanh trò chơi ấy

Đối với người nghiện game, thế giới chỉ xoay quanh trò chơi ấy

Bỏ quên cuộc sống thực

Game, đặc biệt là game online dường như có một sức hút mạnh mẽ đến nỗi người nghiện game thâu đêm để làm bạn với chiếc máy tính và những đồng đội ảo trên mạng. Tình trạng này kéo dài khiến cơ thể mệt mỏi, suy nhược, không còn năng lượng để học tập và làm việc. Người nghiện game cũng rất dễ bỏ quên cuộc sống thực của mình, với những mối quan hệ với gia đình, bạn bè thân thiết và có xu hướng hành động và ứng xử theo các mối quan hệ trong game.

Các game thủ cũng thường gặp tình trạng không có bạn gái hoặc không có thời gian dành cho bạn gái, dẫn đến dễ chia tay. Điều này có thể khiến các mối tình ảo xảy ra phổ biến hơn bởi sự nhanh chóng và không phải dành quá nhiều thời gian cho nhau ngoài đời.

Rất nhiều tin tức trên báo đài đưa ra những tác hại không đáng có của việc nghiện game và những tình huống dở khóc dở cười như bỏ cả tắm rửa cả tuần để chơi game.

Nổi nóng khi không được chơi game

Người nghiện game coi game là nhu cầu thiết yếu không thể thiếu mỗi ngày. Đó là lý do vì sao khi không được chơi game, họ sẽ cảm thấy buồn chán, không thoải mái, dẫn đến cáu giận, muốn đập phá. Ngược lại, khi được cầm chiếc smartphone trên tay hay ngồi bên chiếc máy tính, họ cảm thấy phấn khích và vui vẻ trở lại. Khi đó, thế giới xung quanh dường như không còn tồn tại nữa.

Và một cách rất tự nhiên, người nghiện game thường là những người dễ nổi nóng và nói tục.

Người nghiện game rất dễ nổi nóng, cáu giận

Người nghiện game rất dễ nổi nóng, cáu giận

Đốt tiền vào game online

Người nghiện game khá hào phóng, thậm chí là phung phí tiền vào game. Họ rất dễ bỏ tiền ra để đầu tư cho máy chơi game, nâng cấp phần mềm hay đường truyền Internet với cái giá có khi lên tới hàng chục triệu đồng. Những nhân vật ảo trong game cũng được họ nạp tiền để tân trang ngoại hình hay mua sắm vũ khí với những mặt hàng khủng và giá trị nhất. Chưa kể, nếu chơi game liên tục nhiều giờ ở quán net, người chơi còn phải chi trả cho tiền chơi mỗi tiếng và tiền ăn uống.

Hi vọng bạn sẽ là một người chơi game thông thái, biết dừng lại đúng lúc và không để những trò chơi ảo biến mình thành nô lệ.

Rate this post