Đổi mới phương pháp dạy học ở bậc tiểu học giáo viên cần cập nhật
Các phương pháp dạy học ở bậc tiểu học để có thể đổi mới thành công thì cần có ý chí, tình cảm, trách nhiệm và tinh thần cố gắng của giáo viên. Giao viên chính là yếu tố chủ chốt không thể thay đổi. Vậy giáo viên cần làm những gì để có thể đổi mới phương pháp dạy học?
Phương pháp đổi mới giáo dục tiểu học
Các phương pháp đổi mới dạy học ở bậc tiểu học cần biết
Đối với ngành giáo dục, bậc tiểu học có thể nói là giai đoạn quan trọng nhất trong quá trình học tập của mỗi con người. Ngày nay, khi xã hội ngày càng phát triển, kéo theo ngành giáo dục cũng phát triển theo. Do đó, để các em học sinh có một môi trường học tập tốt, phù hợp với xã hội hiện đại thì chúng ta cần phải đổi mới phương pháp dạy học ở bậc tiểu học. Tuy nhiên để đổi mới phương pháp dạy học ở bậc tiểu học là một điều không hề đơn giản, nhưng không phải là không thể.
- Phải nhận thức được: Đổi mới phương pháp dạy học ở bậc tiểu học là một quá trình lâu dài.
Đổi mới phương pháp dạy học ở bậc tiểu học là một việc vô cùng quan trọng. Nó đóng vai trò quyết định đến sự đổi mới, phát triển chất lượng của nghành giáo dục nói chung. Để có thể đổi mới được phương pháp dạy học ở bậc tiểu học là cả một quá trình lâu dài. Chúng ta không thể làm việc theo kiểu chống đối, đổi mới kiểu phong trào vì nó sẽ ảnh hưởng đến cả một thế hệ trong tương lai. Trong quá trình này, hiệu trưởng và giáo viên cần nắm rõ được điều đó. Bởi vì, họ chính là những người trực tiếp thực hiện đổi mới phương pháp dạy học và áp dụng những phương pháp đó vào trong những bài giảng cho học sinh.
Giáo viên cũng cần phải được bồi dưỡng các kiến thúc cơ bản của chương trình tiểu học, để có thể dạy được tất cả các khối trong bậc tiểu học, đáp ứng được mọi nhu cầu của các em học sinh. Giáo viên không những cần phải bồi dưỡng tri thức mà còn phải bồi dưỡng lòng nhân ái, tình yêu thương đối với các em học sinh. Bởi vì, các em đang trong độ tuổi tiểu học vẫn còn khá nhỏ. Nếu giáo viên muốn truyền đạt kiến thức một cách dễ dàng thì cần phải có tình yêu với trẻ.
- Các hoạt động chuyên môn cần được đổi mới.
Hàng tuần, lãnh đạo nhà trường cần tổ chức , xây dựng các buổi hoạt động chuyên môn, để tìm ra các khuyết và ưu điểm trong phương pháp dạy học để có thể đổi mới kịp thời. Ví dụ hoạt động chuyên môn như thảo luận và suy ngẫm sau mỗi giờ học. Trong mỗi hoạt động chuyên môn, giáo viên tham dự sẽ quan sát biểu hiện, thái độ của các em học sinh trong các tiết học khác nhau và đưa ra phương pháp dạy học phù hợp, để các em có thể tiếp thu kiến thức một cách nhanh nhất.
- Chú trọng tới môi trường dạy học.
Môi trường dạy học đóng một vai trò quan trọng trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học ở bậc tiểu học. Nó có ảnh hưởng rất lớn tới lượng kiến thức được tiếp thu của các em học sinh. Do đó, giáo viên cần trú trọng tới môi trường dạy học. Để có một môi trường học tập tốt, giáo viên phải luôn dẩm bảo môi trương dạy học sạch sẽ thoáng mát, hạn chế tiếng ồn. Trong các bài dạy của mình, giáo viên có thể cung cấp một số vật dụng giúp đỡ cho quá trình dạy học để các em học sinh có thể tiếp thu kiến thức nhanh hơn, dễ dàng hơn.
Chúng ta đang sống trong thời đại công nghệ phát triển. Do đó, nhà trường cần có những đề xuất lên bộ giáo dục hoặc cần đưa ra các biện pháp đầu tư các trang thiết bị điện tư như tivi, máy chiếu, máy tính… để phục vụ quá trình học tập của các em học sinh, tạo môi trường dạy học thuận lợi cho giáo viên.
Đổi mới phương pháp dạy học ở bậc tiểu học
- Thực hiện các bài nghiên cứu khoa học.
Khi giáo viên thực hiện các bài nghiên cứu khoa học sẽ giúp họ tích lũy được các kinh nghiệm thực tế có thể áp dụng vào các bài dạy của mình. Từ đó, giáo viên có thể tìm ra các giải pháp đổi mới phương pháp trong cách dạy học.
- Đổi mới phương pháp dạy học mới từ các phương pháp dạy học truyền thống.
Đổi mới không có nghĩa là thay đổi toàn bộ cái cũ. Do đó, đổi mới phương pháp dạy học ở bậc tiểu học, chúng ta cũng có thể dựa vào các hương pháp truyền thống cũ. Tuy nhiên, giáo viên phải biết lựa chọn, chọn lọc những điều đúng, có lợ và loại bỏ những hạn chế của phương pháp cũ. Từ đó, giáo viên có thể xây dựng lên phương pháp dạy học mới tốt hơn, phù hợp hơn đối với học sinh. Và muốn làm được điều đó, giáo viên phải nắm chắc được các kiến thức, yêu cầu và kỹ năng trong các phương pháp dạy học. Ví dụ như mở bài, trình bày, thuyết tringf, tổng kết và đánh giá. Đồng thời, giáo viên cũng phải biết cách kiểm soát bài dạy của mình để không bị lạc đề, dạy lan man, không đúng nội dung.
6.Dạy học theo các tình huống thực tiễn.
Khi giáo viên dạy học theo các tình huống thực tiễn sẽ giúp cho các em học sinh bắt được nhanh hơn và ghi nhớ lâu hơn các kiến thức. Mỗi một tình huống sẽ được giáo viên xây dựng dựa vào một chủ đề liên quan.
Phương pháp dạy học này có thể linh hoạt trong không gian giảng dạy. Do đó, giáo viên có thể tổ chức dạy học ở dưới sân trường, ngoài sân bóng…. Không gian giảng dạy không bị hạn chế. không những thế, điều đó sẽ giúp các em học sinh thay đổi hoàn cảnh học tập, không bị gò bó trong một không gian nhất định tạo nên sự thích thú trong học tập. Từ đó, các em sẽ tiếp thu được lựng kiến thức lớn hơn.
Việc đổi mới phương pháp dạy học ở bậc tiểu học là một nhiệm vụ không hề đơn giản đối với nghành giáo dục và đặc biệt là giáo viên. Tuy nhiên đây là một sứ mệnh vô cùng quan trọng trong sự nghiệp trồng người. Cho nên qua bài viết trên, mong rằng các bậc giáo viên có thể nắm được một số cách để góp phần đổi mới phương pháp dạy học của mình, để phù hợp với các em học sinh và nhu cầu của xã hội hiện đại.